DẤU HIỆU NHẬN BIẾT KHI MẮC BỆNH THỦY ĐẬU VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH:

Bệnh thủy đậu hay còn gọi là bệnh trái rạ, là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu thường gặp ở trẻ em, dễ thành dịch và do virut thuỷ đậu gây ra. Tuy virus lành tính, không gây hại trực tiếp đến cơ thể trẻ nhưng lại tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào và viêm gan,… Bạn cần biết dấu hiệu nhận biết mắc bệnh thủy đậu để phát hiện bệnh sớm cũng như có cách xử lý đúng cách nếu chẳng may mắc bệnh.

CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH THỦY ĐẬU Ở TRẺ EM

- Trẻ có biểu hiện sốt, đau đầu, uể oải, chán ăn

- Có khoảng 90% trẻ em sẽ mắc bệnh thủy đậu nếu có người thân bị nhiễm bệnh. Bệnh chủ yếu lây nhiễm qua đường hô hấp, khi trực tiếp tiếp xúc với người bị bệnh, sẽ bị nhiễm nếu hít phải virus khi người bệnh ho, hắt hơi, sổ mũi. Virus này có thể tồn tại trong không khí khoảng vài giờ.

- Dấu hiệu đầu tiên khi lên cơn bệnh chính là sốt nhẹ, nhức đầu và mệt mỏi. Người bị nhiễm bệnh có thể bị từ chỉ vài mụn trái rạ hoặc lên đến hơn 500 mụn trên thân thể.

- Bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện 10 - 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, các bệnh nhân thường có biểu hiện như sốt từ 38 - 39 độ, uể oải, hay chán ăn, họng bị viêm đỏ và có hạch sau tai. Nếu phát hiện sớm và được điều trị đúng cách, đồng thời tăng sức đề kháng thì người chỉ nổi ít mụn và nhanh khỏi hơn.

- Trẻ xuất hiện các nốt phỏng nước lan dần khắp cơ thể

- Sau khi bị sốt, đau đầu.. trẻ thường nổi lên các vết phát ban đỏ, gây ngứa trên da. Thường xuất hiện đầu tiên trên bụng hoặc lưng và mặt, sau đó lan đến hầu hết các nơi khác trên cơ thể, bao gồm cả da đầu, miệng, tay, chân và bộ phận sinh dục.

- Mụn nước có kích thước từ 1 - 3 mm đường kính có chứa dịch trong. Tuy nhiên các trường hợp bị bệnh thủy đậu nặng thì mụn nước sẽ to hơn hoặc khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.

- Biểu hiện các bọng nước khô dần và bong vảy

- Bệnh sẽ kéo dài từ 7-10 ngày nếu như không có các dấu hiệu biến chứng, thì các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo. Nhưng nếu không may bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước có thể để lại sẹo.

Trên đây là các dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu mà các mẹ cần nắm được để sớm nhận biết bệnh và có các biện pháp xử lý nhanh chóng, tránh gây những biến chứng nguy hiểm ở trẻ.

Để trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất, không ảnh hưởng đến sự học tập và vui chơi của trẻ, thì mỗi bà mẹ cần chú ý quan sát các biểu hiện của trẻ. Khi thấy các dấu hiệu bất thường, có nghi ngờ là các triệu chứng của bệnh thủy đậu thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và có những biện pháp điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

CÁCH CHỮA BỆNH THỦY ĐẬU CHO TRẺ EM KHÔNG ĐỂ LẠI SẸO:

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh mà cách điều trị bệnh thủy đậu sẽ phụ thuộc vào sự phát hiện bệnh sớm trong 24 giờ đầu. Cần cho trẻ đi khám ngay để căn cứ vào tình trạng bệnh, bác sỹ cho chữa trị nội trú hay điều trị tại nhà.

- Tại những nốt đậu bị vỡ chấm dung dịch xanh metylen.

- Cho trẻ uống thuốc kháng histamin như: chlopheniramin, loratadine… chống ngứa để bé không cào gãi

- Nếu trẻ bị đau và sốt cao, có thể dùng acetaminophen. Tuyệt đối không được dùng thuốc Aspirin hoặc thuốc có chứa aspirin cho bé do có thể xảy ra hội chứng Reye (hội chứng tổn thương não và gan dẫn đến tử vong).

- Nhỏ mắt, mũi thường xuyên 2 - 3 lần/ngày bằng thuốc sát khuẩn acgyrol 1% hoặc chloramphenicol 0,4%.

CÁCH CHỮA BỆNH THỦY ĐẬU CHO TRẺ BẰNG THUỐC KHÁNG VIRUT

- Trong vòng 24 giờ đầu khi bé bị nổi mụn thủy đậu, các bậc phụ huynh cho bé uống kháng sinh chống virus loại acyclovir để giúp rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Liều lượng của thuốc sẽ phụ thuộc vào tuổi và cân nặng của trẻ.

- Nếu bé bị thủy đậu thể nặng hoặc gặp biến chứng viêm màng não, suy giảm miễn dịch có thể dùng acyclovir đường tĩnh mạch.

- Tuyệt đối tuân theo chỉ định sử dụng thuốc của bác sỹ, không tự ý dùng thuốc hoặc nghe lời mách bảo mà cho bé uống thuốc sai lần, dễ dẫn đến thủy đậu bội nhiễm nặng và những biến chứng khôn lường.

Trong giai đoạn trẻ mới khỏi bệnh, cần phải chống nắng và tránh cào gãi gây trầy xước da. Bổ sung thêm các vitamin, yếu tố vi lượng cho da qua chế độ ăn và uống thuốc. Tắm rửa cho bé sạch sẽ và nghỉ ngơi nhiều. Cắt móng tay cho trẻ tránh gãi ngứa, mụn thủy đậu bị vỡ

NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý TRONG CHỮA BỆNH THỦY ĐẬU CHO TRẺ EM

- Điều quan trọng nhất trong chữa và chăm sóc trẻ bị thủy đậu là không để các mụn nước bị vỡ và làm sạch da, vệ sinh thân thể:

- Cho trẻ nằm nghỉ trong phòng thông thoáng, sạch sẽ, mặc quần áo sạch và rộng rãi, ăn các thức ăn lỏng, dễ tiêu nhưng phải đủ dinh dưỡng.

- Cắt móng tay, luôn giữ tay sạch sẽ, đeo bao tay cho bé, tắm rửa bằng nước ấm và có thể sử dụng các dung dịch sát khuẩn.

- Dùng bột tan Talc vô khuẩn hoặc phấn rôm xoa khắp người cho bé đỡ ngứa ngáy.